"Trông cậy vào Lòng Thương Xót Chúa còn lớn hơn"
(Linh mục Tiến sĩ Hubert van Dijk, ORC)
Tiến sĩ Giáo hội trong thiên niên kỷ thứ baThánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, người được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 tuyên bố là Tiến Sĩ Hội Thánh, vào ngày 19 tháng 10 năm 1997.
Khi còn sống trong Nhà Kín, Chị đã cảm thấy tiếng gọi làm thầy dạy và Chị muốn trở thành tiến sĩ (Story of a Soul. ICS. Washington DC, 1996, Ms B, 2v, pg. 192).
Từ ban đầu, Thiên Chúa đã tiết lộ những bí ẩn Tình yêu của Người cho Chị. Chị viết: "Nếu có những người thông thái đã dành cả cuộc đời nghiên cứu đến với tôi, chắc chắn họ sẽ ngạc nhiên thấy một đứa trẻ mười bốn tuổi hiểu bí mật đường trọn lành, bí mật mà các nhà thông thái đời không được biết, vì nó được giữ nơi những ai lòng nghèo khó! " (St. Thérèse Lisieux. Story of a Soul, ICS, Washington DC, 1996, Ms A, 49r. Jig. 105).
Trong Tông huấn Amoris Divini Scientia, xuất bản khi Thánh Têrêsa được tuyên bố là Tiến sĩ Giáo hội, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô nói rằng, người ta không nên tìm kiếm một sự mặc khải theo khoa học các mầu nhiệm của Thiên Chúa. "Như vậy chúng ta có thể nhận ra một cách đúng đắn trong Vị Thánh thành Lisieux đặc sủng của một Tiến Sĩ Hội Thánh, bởi vì từ ơn phúc của Chúa Thánh Thần, Chị nhận được trong cuộc sống và bày tỏ kinh nghiệm đức tin của mình, và bởi vì sự hiểu biết đặc biệt về Hội Thánh là Thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô. .. Sự đồng hóa đó chắc chắn hỗ trợ hầu hết những ơn cá biệt tự nhiên, nhưng cũng rõ ràng là một điều phi thường, do một đặc sủng của sự khôn ngoan từ Chúa Thánh Thần "(Divini Amoris, I.c., Nr. 7.)
Thủ bản tự thuật của Chị Thánh cung cấp dồi dào những ý tưởng liên quan đến thực tế các lãnh vực về thần học và tâm linh, nhiều đến độ cả một trăm năm sau khi Chị qua đời, vẫn còn rất dồi dào. Các đức giáo hoàng nhiều lần bày tỏ: "Têrêsa thành Lisieux là một món quà cho Giáo hội".
Trước năm 2000, khi Thánh nữ được tuyên bố là Tiến sĩ Giáo hội, Chị trở thành người phụ nữ thứ ba trong số 33 tiến sĩ đã được Giáo hội công nhận. Chị chết trẻ. Không những Chị là người nhỏ tuổi nhất trong tất cả các tiến sĩ, nhưng Chị còn nổi tiếng nhất, được yêu thương, và sách Chị đượcđọc nhiều. Chị đã cho Giáo hội rất nhiều, và trong buổi bình minh của thiên niên kỷ mới, Chị sẽ tiếp tục ban phúc cho các tín hữu với những ơn phúccủa Chị.
Vì vậy, Chị còn được gọi là "Tiến sĩ Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba."
"Người ta không cần phải đi đến Luyện ngục"
Thần học của Thánh Têrêsa Nhỏ là một thần học phát sinh từ cuộc sống, một thần học của kinh nghiệm. Chị nhận được nền giáo dục Công Giáo nhiệt thành ở gia đình, trong cộng đồng giáo xứ của mình, cũng như tại các trường của các nữ tu Benedictine ở Lisieux, và do đó, Chị đã quen thuộc với giáo huấn về Luyện ngục.
Được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, Chị suy nghĩ, có khái niệm, và phát triển tư tưởng, cuối cùng đã trở thành "Giáo huấn của Bông Hoa NhỏTêrêsa về Luyện ngục." (Philippe de la Trinite, La Doctrine de Sainte Thérèse sur le Purgatoire. Editions du Parvis, CH-1648 Hauteville/Suisse 1992, pg. 16).
Giáo huấn chung trong Giáo hội là: hầu như không ai có thể tránh khỏi Luyện ngục.
Khi còn là tập sinh, Chị thánh nhận xét về Luyện ngục với Sơ Maria Philomena, một trong các chị em, cũng tin rằng, hầu như không ai có thể lên thiên đàng mà không đi qua Luyện ngục.
Nhưng Chị Têrêsa nói với Sơ kia:
"Chị không tin tưởng đủ. Chị sợ hãi quá nhiều về Thiên Chúa tốt lành. Em có thể quả quyết với chị rằng: Chúa buồn lòng về chuyện này. Chịkhông nên sợ hãi Luyện ngục vì những đau khổ ở đó. Thay vào đó, nên tự hỏi: Tôi vào đó có làm vui lòng Chúa không? Chúa là Đấng miễn cưỡng phải trừng phạt, ngay cả khi chị cố gắng làm hài lòng Người trong mọi chuyện, và chị tin không thể lay chuyển rằng: Chúa sẽ thanh tẩychị trong khoảnh khắc bằng Tình yêu của Người, Người không để tội lỗi nào sót lại. Thế rồi, chị có thể tin chắc rằng chị sẽ không phải đi vào Luyện ngục. (Annales de Sainte Thérèse, Lisieux. Nr. 610, Febr. 1982. Translated from the German).
Chị Têrêsa còn nói rằng: "Chúng ta sẽ xúc phạm đến Thiên Chúa nếu chúng ta không tin tưởng rằng chúng ta sẽ được lên thiên đàng sau khi chết".
Khi Chị nghe thấy những tập sinh của chị đôi khi nói, họ có thể sẽ phải chờ mong để vào Luyện ngục, Chị thánh sửa lại và nói: "Ồ, các chị làm em buồn quá, các chị gây một vết thương lớn cho Thiên Chúa, khi cứ tin rằng các chị đang đi đến Luyện ngục. Khi ta yêu, ta không thể đến đó"(Last Conversations, ICS. Washington DC. 1971, pg 273..)
Bây giờ, có một học thuyết mới, cho những người không biết Thiên Chúa, những ai không phải là trẻ con, những người không tin tưởng. Họ nhìn Luyện ngục như vậy là đúng, đúng là Thiên Chúa sẽ phán xét người ta như thế. Nhưng Trước hết và luôn luôn Chúa là CHA...Người đau khổ phải phạt đứa con bé nhỏ của Người và Người nhìn thấy nó phải đau đớn. Một đứa trẻ lẽ ra vì yêu mến Cha, nó phải vâng theo ý muốn của Cha nó, không phảiđể khỏi bị phạt. Điều này thực sự có nghĩa rằng Thiên Chúa không muốn Luyện ngục! Người để cho con cái Người phải chịu đau khổ, nhưng Người quay mặt đi. (La Doctrine, l.c. pg 16. Translated from the German).
Nếu Thánh Têrêsa nói đúng rằng người ta không cần phải vào Luyện ngục vì chính Thiên Chúa không muốn như vậy, Người thích giúp đỡ chúng ta. Thế nên, ai nghĩ rằng có thể tránh được Luyện ngục, sẽ không còn là điều xa vời nữa.
Nhưng theo ý kiến trên, có người nói rằng "Chỉ có ít người tránh được Luyện ngục". Điều này được các vị thánh lớn và thần bí như Gioan Thánh Giá xác nhận, người nói, "Chỉ có một số nhỏ các linh hồn đạt được tình yêu hoàn hảo" (St. John of the Cross, The Dark Night, IT. ch. XX).(tình yêu hoàn hảo là cần thiết để tiến thẳng tới thiên đàng).
Thánh Teresa Avila cũng đã từng nói rằng "Chỉ có ít người có thể tránh được Luyện ngục". (Ferdinand Holbőck. Das Fegefeuer, Salzburg 1977, page 94f. Translated from the German).
Thánh Gioan Vianney nói, "Điều xác định rằng: chỉ có ít người được lựa chọn không phải đi đến Luyện ngục, và đau khổ ở đó người ta phải chịu,vượt quá trí tưởng tượng của chúng ta "(La Doctrine, I.c.page 22f. Translated from the German).
Người ta cũng phải để ý rằng: Ngay cả những ai sống đời Công giáo đều tin rằng: Những tính hữu tốt lành, cả những tu sĩ đã hiến mình cho Chúa cũngsẽ phải chịu thanh tẩy trong Luyện ngục một thời gian nào đó. Lý do điều này luôn luôn là: -Không dễ dàng tránh Luyện ngục. -Không ai là thánh. -Tôi chắc chắn sẽ phải vào Luyện ngục một thời gian.-Thiên Chúa là Đấng Công bằng. -Chúng ta chắc chắn phải xét xử công bằng.
Do đó, những gì Thánh Têrêsa Hài đồng đã nói thì thật tuyệt vời:
Thánh nữ đã khuyến khích tập sinh của mình là Sơ Marie Chúa Ba Ngôi tin rằng, Sơ ấy sẽ được lên thiên đàng ngay. Sơ hỏi: "Nếu em phạm nhiều lỗi mọn thì sao, em còn hy vọng lên thẳng thiên đàng không?
Chị Têrêsa, biết rõ những điểm yếu của tập sinh của mình, trả lời: "Phải. Thiên Chúa tốt lành như vậy đó. Người sẽ biết làm thế nào. Người sẽ giúpchị. Nhưng bất chấp những gì xảy ra, chị hãy cố gắng trung thành, để Chúa khỏi chờ đợi uổng công tình yêu của chị" (Lucien Regnault, La Pensee de Ste. Thérèse de 1'Enfant Jesus sur Ie Purgatoire in Annales de Sainte Thérèse, 1986, Suppl. Nr 101, pages 21-29, quote on page 26. Translated from the German).
Thiên Chúa là Cha chứ không phải là Thẩm phán.
Khi Thánh Têrêsa đối đầu đến chủ đề này với Sr Marie Febronia, người chị em 67 tuổi, và cũng đã là Phụ tá Bề trên Tu viện. Sơ già đã nghe nói rằngChị Têrêsa nói với tập sinh có thể đi thẳng lên thiên đàng. Chị già ấy không tin, cho rằng, nói thế là quá tự phụ, hợm mình. Chị già quở mắng Têrêsa. Têrêsa đã cố gắng giải nghĩa cách yêu thương và bình tĩnh cho Sơ Febronia quan điểm của mình, nhưng không thành công, vì Sơ Febronia bám lấy niềm tin vẫn có của mình.
Đối với Chị Têrêsa, Thiên Chúa là Cha hơn là Thẩm phán, và cuối cùng Chị đã trả lời để chị kia tự do chọn: "Chị ơi, nếu chị tìm công bằng của Chúa, chị sẽ được Chúa xử công bằng. Linh hồn sẽ nhận được từ Thiên Chúa đúng như những gì nó mong muốn."(The soul will receive from God exactly what she desires.")
Chưa đầy một năm, vào tháng Giêng năm 1892, Sơ M. Febronia cùng với mấy chị em khác mắc bệnh cảm cúm và đã chết.
Ba tháng sau, Chị Têrêsa có một giấc mơ mà Chị đã trình lại cho Bề trên, và được ghi lại như sau: "Thưa Mẹ, đêm hôm qua, chị M Febronia đãhiện về với con và xin chúng ta cầu nguyện cho chị. Chị đang ở trong Luyện ngục, chắc chắn, vì Chị đã tin quá ít vào lòng Thương xót của Chúa. Qua những lời cầu khẩn của chị, qua cái nhìn âu sầu của chị, dường như Chị muốn nói với con rằng, "Chị đã nói đúng, bây giờ em phải chịu sự công thẳng của Thiên Chúa, đó là lỗi của em. Nếu em đã nghe lời Chị, tin vào Lòng Thương xót Chúa, thì em đã không có mặt ởtrong Luyện ngục này. "(Annales de Sainte Thérèse, Nr. 610. Feb. 1983, page 5. Translated from the German).
"Học thuyết" của Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu về Luyện ngục gồm trong 7 câu:
1. Luyện ngục thành một quy luật hơn là ngoại lệ.
Một số lượng vô hạn linh hồn đau khổ trong Luyện ngục mà Giáo hội cầu nguyện hàng ngày cho họ sau khi truyền phép, không cần phải đến đó.
Nếu chúng ta nghĩ tưởng theo cách nhân loại, Thiên Chúa không muốn cho chúng ta cần Luyện ngục. Thiên Chúa không đưa chúng ta vào trần gian, nơi chúng ta bị thử thách và đau khổ sau khi ngã, để rồi chúng ta bị đau khổ một lần nữa - đau khổ tồi tệ hơn trong Luyện ngục.
Mọi người đều nhận được đủ ân sủng để đi thẳng tới cùng Thiên Chúa sau khi vượt qua các thử thách trên trần gian. Tuy nhiên, Luyện ngục là mộtcửa cấp cứu vào thiên đường cho những người đã lãng phí thời gian của họ. Dù vậy, những gì Thiên Chúa coi là ngoại lệ đã trở thành quy luật, và quyluật - vào thẳng Thiên đàng - đã trở thành ngoại lệ.
2. Đối phó với điều "không thể tránh khỏi" là một sai lầm nghiêm trọng.
Vì Thiên Chúa thực sự không muốn Luyện ngục, Người cũng không muốn cho tôi vào đó. Mà tôi cũng không muốn vào. Không ai muốn gìm mình trong nguy hiểm của Luyện ngục bằng cách sống cuộc sống tầm thường và - như những trường hợp vẫn thường xảy ra: một cuộc sống tội lỗi, nếu họ chỉ nghĩ đến những đau khổ dữ dội trong Luyện ngục.
Về vấn đề này, các nhà thần bí nhất trí nói rằng, đau khổ kém nhất trong Luyện ngục cũng dữ dằn hơn những đau khổ dữ dằn nhấn trên trái đất này! Lý do, vì ở trong Luyện ngục, linh hồn không đi qua thời gian của lòng Thương xót Chúa, nhưng ở trong thời gian của sự Công bằng Chúa. Ở đây, lời của Chúa được áp dụng: "Ta cho các ngươi biết: người ta sẽ không ra khỏi nơi đó cho đến khi đã trả hết đồng xu cuối cùng" (Lc 12, 59)
Nhiều người có thái độ bất cần đã nói: "Tôi sẽ ở đó một thời gian thôi mà". Nói thế thực là sai lầm hết cỡ. Không ai chỉ ở đó mà chơi một thời gian, người ta chịu đau đớn ở đó như chưa bao giờ chịu đau khổ trên trần gian khi còn sống. Có những người ở đó một thời gian lâu dài.
Nếu các linh hồn nghèo khó trong Luyện ngục, khi còn sống, được biết những gì mong đợi trong cõi đời đời,. Luyện ngục sẽ trống rỗng.
3. Luyện ngục là một sự lãng phí thời gian.
Đây là những gì Thánh Têrêsa nói, "Tôi biết rằng bản thân tôi sẽ không xứng đáng để vào nơi đền tội mà chỉ có linh hồn các thánh nhân có thể vào đó. Nhưng tôi cũng biết rằng Lửa Tình yêu còn thánh hóa mạnh hơn lửa Luyện ngục. Tôi biết rằng Chúa Giêsu không mong muốnnhững đau khổ không cần thiết cho chúng ta, và Chúa sẽ không ban những ước muốn mà tôi đã cảm thấy, trừ khi Người muốn ban cho tôi ơn nào đó" (Story of a Soul, Ms A, 84v, pg.181).
Luyện ngục đúng là một ân sủng tuyệt vời, vì nếu cần thiết, không có sự thanh lọc trong Luyện ngục, chúng ta sẽ không được lên thiên đường, và tác phẩm nghệ thuật mà Thiên Chúa có ý định và dựng nên chúng ta sẽ không được hoàn tất.
Tuy nhiên, Thánh Têrêsa nói đúng: Vào lúc chết, ta đã có vị trí của ta trên Thiên Đàng. Sau đó, không còn phát triển trong ân sủng nữa. Bất cứ ai không đi qua Luyện ngục sẽ không bỏ lỡ bất cứ điều gì.
4. Chúng ta cần một hình ảnh tích cực hơn về Thiên Chúa.
Chúng ta đã biết Thánh Têrêsa Hài đồng đã nói với các tập sinh của Chị rằng: "Thật là điều xúc phạm đến Chúa, khi họ nghĩ rằng họ sẽ phải vào Luyện ngục". Đó là một tuyên bố gây rất khó chịu: vì nếu điều đó là đúng, thì hàng ngàn vạn Kitô hữu đã xúc phạm đến Chúa , ít ra là làm tổn thương cho Người.
Tuy nhiên, chỉ những ai tập trung vào bản thân, suy nghĩ vô lí rằng, họ đáng phải vào Luyện ngục. Họ không nhớ rằng Chúa ở bên cạnh họ, Người yêu thương và giúp họ rất nhiều. Thực tế là chúng ta sợ hãi Luyện ngục quá nhiều, cũng có thể ta có một hình ảnh khá tiêu cực về Thiên Chúa.
Chúng ta, các Kitô hữu trong thế kỷ 20, giống như rất nhiều người, lớn lên với hình ảnh của một Thiên Chúa nghiêm ngặt, chỉ nghĩ đến trừng phạt như chúng ta đáng trừng phạt. Điều này trở lại những suy nghĩ của giáo phái Jansen, chủ nghĩa Tĩnh tịch, hay thuyết Calvin. (La Pensée,l.c., page 23. Translated from the German).
5. Tình yêu xua đuổi sợ hãi.
Câu hỏi về Thiên đàng sẽ theo ngay sau khi chết là một câu hỏi của niềm tin cậy.
Đức Chúa Trời không cần công nghiệp của chúng ta để đưa chúng ta thẳng đến cùng Người, nhưng Người cần tất cả sự tin tưởng của chúng ta.Nói cách khác: Không phải tội lỗi ta có thể ngăn cản Thiên Chúa ban cho ta ân sủng, nhưng là sự thiếu tin tưởng của chúng ta.
Vì vậy, chúng ta phải rút ra kết luận rằng: Tất cả phải phụ thuộc hoàn toàn vào lòng tin cậy. Không có tin cậy, nếu không có tình yêu hoàn hảo. Và ngược lại, không có tình yêu hoàn hảo, nếu không có tin cậy.
Đây chính là điều Thánh Tông đồ Gioan đã viết trong lá thư đầu tiên của mình: "
4,17 Căn cứ vào điều này mà tình yêu đã nên hoàn hảo với chúng ta, đó là chúng ta được mạnh dạn trong ngày phán xét, vì Đức Giêsu thế nào thì chúng ta cũng như vậy ở thế gian này.
4,18 Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo"(1 Ga 4,17-18).
Văn bản này soi sáng chủ đề của chúng ta rất nhiều. Ngày Phán xét là ngày chết của chúng ta. Bất cứ ai đạt được tình yêu hoàn hảo vào lúcchết, họ nhìn thấy Thiên Chúa Thương xót và đại lượng, nên họ không thể tin vào sự trừng phạt trong Luyện ngục.
Chúng ta đang nói tới một loại ân sủng trong Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Thánh Toma Aquinô dạy rằng: Bí Tích này thực sự xóa bỏ hình phạt do tội lỗi sinh ra. (St Thomas Aquinas, Summa Theologica, Suppl. Qu. 30, art. 1. Translated from the German).
Sau khi những người đã nhận Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân, những người khác thường cho biết rằng: Các bệnh nhân được bình an, tin cậy hơn, sẵn lòng vâng theo Thánh Ý Chúa, và thanh thản, mong muốn Nước Thiên đàng.
Điều này cũng áp dụng cho những người tới lúc đó đã không tin hoặc sống trong tội trọng. Ngay cả những người này, như các nhà thần học kinh điển vĩ đại đã nói - ví dụ, Thánh Albert Cả, Thánh Bonaventura- Họ đi thẳng lên thiên đường mà không cần phải đi qua Luyện ngục.
Điều này cho thấy Bí Tích Xức Dầu Bệnh nhân ban ân sủng tuyệt vời (P. Philipon. Vie Spirituelle, Jan./Feb. 1945, pages 21-23; 16-17. Translated from the German).
6. Người cuối cùng sẽ là người đầu tiên.
Trong khi nhiều người Kitô hữu đã lãnh nhận Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân, kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng họ không đi thẳng lên thiên đường. Các nhà thần bí thường cho biết nhiều linh mục và tu sĩ phải chịu đau khổ một thời gian lâu, và phải chờ đợi tới phiên mình được giải cứu, dầu, tất cả trong số họ hoặc gần như tất cả trong số họ đã nhận Bí Tích Xức Dầu Bệnh nhân. Lý do điều này là gì? Câu trả lời là chắc chắn rằng họ đã không nhận Bí Tích với sự ăn năn cần thiết, hoặc vâng phục Thánh Ý Chúa, hoặc họ đã không muốn thay đổi những sai sót và thói xấu của họ trong một thời gian dài trước khi chết.
Thánh Têrêsa Hài đồng cho chúng ta biết rằng: Đôi khi, Chị nghe nói rằng có những vị đại thánh lập nhiều công phúc, sau khi chịu phán xét, cũng phải vào Luyện ngục, vì chưa đền bù hết sự Công bằng của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao Chị thánh khuyên từ bỏ ngay lập tức tất cả các công phúc do những việc lành của chúng ta, và tốt hơn, ra trước mặt Thiên Chúa với đôi tay trống rỗng. (La Doctrine, l.c. page 13. Translated from the German).
Chị thánh khuyến khích Sơ Marie là chị cả trong gia đình, và là má đỡ đầu của chị như vậy, để được Chúa ban Thiên Đàng miễn phí. (St. Thérèse of Lisieux, Letters St. Thérèse of Lisieux, ICS, Washington DC, 1913, Vol. II, pg 998, LT 197).
Trong khi, có những người đầu tiên không luôn được vào Thiên đường trước, lại có nhiều trường hợp, những người cuối cùng trở thành những người đầu tiên. Thánh Têrêsa đề cập trong Thủ bản của mình về lòng Thương xót Chúa đối với kẻ trộm lành (Pious Recreations, RP 6, 9v, translated from the German) và muốn rằng câu chuyện trích trong cuốn "Các Vị giáo phụ sa mạc," (một tội nhân lớn tên là Paesie chết không được ai thương, đã được đưa thẳng lên trời), nên được thêm vào Thủ bản của Chị, "Các linh hồn sẽ hiểu ngay, vì nó là một ví dụ nổi bật về những gì Chị đang cố gắng để nói" (Last Conversations. pg. 89. CJ, 11.7.6)
Thánh Têrêsa viết thư cho cha Roulland, nhà truyền giáo ở Trung Quốc rằng: Khi giờ trọng đại của chúng ta đến, nếu ta tin tưởng, Đức Trinh Nữ sẽ ban "ân sủng của một tác động tình yêu hoàn hảo" chúng ta cần phải có "một số dấu vết của sự yếu đuối của con người" và vì vậy chúng ta sẽ đạt đến thiên đàng ngay lập tức sau khi chết. (Letters of St. Thérèse Lisieux. Vol. II, pg. 1093, LT 226).
7. Giáo huấn của Thánh Têrêsa là một thông điệp tuyệt vời cho thiên niên kỷ thứ ba
Nói đúng ra, Chị Têrêsa Hài đồng đã đảo ngược tất cả các ý kiến chung về Luyện ngục (La Pensee, l.c., pg. 28. Translated from the German).Chị muốn xuất hiện trước mặt Thiên Chúa "với tay không" và giải thích lý do tại sao nó có thể dễ dàng hơn cho các người tội lỗi không có gì để dựa vào, để họ đạt Nước Trời hơn, khi so với các vị đại thánh với tất cả các công phúc của họ.
Chị nhấn mạnh rằng chỉ một sự tin cậy là đủ, các công nghiệp không đảm bảo mà thường trở ngại tiến thẳng lên thiên đường, và rằng tội lỗi không phải là một trở ngại.
Sau cuộc sống "lộn xộn" của họ, Thiên Chúa vẫn có thể đưa thẳng lên thiên đường, nếu người sắp chết chỉ có lòng trông cậy. Dễ dàngtrông cậy chừng nào, nếu người ta không có công nghiệp gì, mà chỉ có những lầm lỗi nghèo nàn! Qua sự trông cậy, Chị cho thấy đường ngắn hơn để lên thiên đường cho những người bé nhỏ và khiêm nhường. Và như vậy nhiều người có thể và sẽ đi theo cách đó. Chị viết điều này cho Sơ Marie chị cả của mình :"... những gì đẹp lòng Người (Thiên Chúa) là Người nhìn thấy em yêu sự bé nhỏ và nghèo khó của em, một sự trông cậy (hy vọng) mùquáng vào Lòng Thương xót của Người ... Đó là kho báu duy nhất của con, thưa mẹ thân yêu, tại sao kho tàng này không phải là của mẹ?..." (Letters of St. Thérèse of Lisieux, Vol. II, pg. 999, LT 197).
Như đã nói, Chị Thánh đã làm cho việc nên thánh trở nên sẵn sàng cho tất cả mọi người qua con đường Bé nhỏ của mình, và điều này cũng đúng để tiến thẳng lên thiên đường ... Như thế, sẽ không còn là một ngoại lệ. Khi những người đủ thông minh thu góp từ các kho báu củaTiến sĩ mới của Giáo hội chúng ta sẽ đi theo cách này cách dễ dàng, đặc biệt là những người muốn trở nên phần tử của quân đoàn Các Linh hồn nhỏ bé mà Thánh Têrêsa xin Chúa tại khúc cuối Thủ bản của mình: "Con xin Chúa nhìn đến đám đông các linh hồn nhỏ, con cầu xin Chúa chọn trong quân binh các của lễ xứng đáng cho Tình yêu Chúa" (Story of a Soul, pg. 200. Ms B, 5v).
Phải, sau khi lắng nghe thông điệp tuyệt hảo của Chị thánh, sẽ có nhiều, nhiều linh hồn ...và như thế, Luyện ngục không còn là ngã rẽ để vào Nước Thiên đàng.
Kết luận
Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu đã cho chúng ta rất nhiều điều để suy nghĩ. Tuy nhiên, có nhiều tư tưởng mới theo cách thần học.
Đối với chúng ta, điều quan trọng nhất, trong những gì Chị viết là thông điệp về Luyện ngục.
Vấn đề những gì xảy ra với chúng ta sau khi chết, đã cảm kích chúng ta sâu sắc. Hãy nhớ đến Sơ Febronia chịu đau khổ trong Luyện ngục, thông điệp im lặng của bà từ thế giới bên kia nên kích động chúng ta. Thánh Têrêsa viết: "Dường như, Sơ muốn nói: Nếu em đã nghe chị, em sẽ không có mặt ở đây" Điều này thực sự gây "sốc" khi bạn nghĩ tới nó.
Người ta phải thừa nhận rằng Sơ Febronia vào thế giới bên kia sai cửa.
Và với Chị Têrêsa, hàng ngàn và hàng triệu những người đã có thể tránh Luyện ngục. Tại sao họ không đạt được điều này? Lý do đơn giản là không ai chỉ dẫn cho họ cách chính xác.
Xem như thế, người ta hiểu rằng Têrêsa quả là một món quà thực sự cho Giáo hội. Thiên Chúa đã ban Chị cho chúng ta như người dẫn đường và người an ủi cho chúng ta đang sống những ngày cuối đời.
Thông điệp của Chị Têrêsa về Luyện ngục thực là một ân huệ của Tình yêu Thương xót của Thiên Chúa cho thời điểm sống còn của chúng ta. Người ta có thể áp dụng lời kêu gọi khẩn cấp của Chúa Giêsu Chúa chúng ta: ". 'Ai có tai, hãy nghe" (Lc 8, 8).(Theo web Franciscan-sfo.org)
Linh mục Mark, CMC chuyển ngữ -Nov. 2011